Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của GiuseArt.com, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "giuseart". (Ví dụ: thiệp tân linh mục giuseart). Tìm kiếm ngay
4013 lượt xem

Học Luật Cần Tố Chất Gì??? Những Phẩm Chất Cần Có Của Một Luật Sư

Ngày nay, bạn có rất nhiều lựa chọn từ trường đại học luật, cao đẳng luật cho đến việc học văn bằng hai, thậm chí là các khoa luật trong một trường đại học nào đó! Việc lựa chọn trường và được học trong môi trường này không khó thế nhưng việc đáp ứng được các yêu cầu của ngành luật thì lại không dễ dàng như vậy. Đối với những người học luật cần tố chất gì để thành công trong nghề?

Học Luật ở đâu để đạt hiệu quả
Học Luật cần tố chất gì?

Những phẩm chất của một luật sư triển vọng

Trung thực: Để nói đến học luật cần tố chất gì thì đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của những người làm luật và thực thi theo luật pháp. Đơn giản là vì người làm trong ngành luật chính là người bảo vệ công lý, người ta thường nói “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì thế nhưng một nửa của sự thật thì không phải là sự thật nữa” mà bạn là người thực thi công lý, bảo vệ công lý mà bạn không trung thực thì hoàn toàn đi trái lại với đạo đức nghề nghiệp và đổi trắng thay đen, hoàn toàn không nên xảy ra tình huống này vì bạn làm như vậy sẽ chỉ khiến cho xã hội này trở nên bất công hơn mà thôi.

Công bằng và khách quan: Tố chất thứ 2 của một người học và làm luật thành công đó chính là luôn đề cao tính công bằng và khách quan. Vốn dĩ luật pháp sinh ra là để đảm bảo công bằng xã hội vì vậy người làm việc trong ngành luật cũng phải đảm bảo được phẩm chất này.

Để có thể nhìn nhận rõ vấn đề và đứng về phía luật pháp và không thiên vị cho bất cứ ai thì bạn cần phải có được một cái nhìn khách quan về sự việc và vấn đề đã và đang được diễn ra. Đây là một trong những phẩm chất cao quý của những người thuộc ngành luật mà không phải ngành nghề nào cũng có được.

Để đạt được cán cân công ly có thật sự dễ dàng
Những phẩm chất cần có của một luật sư.

Có tránh nhiệm cao trong công việc: Khi nói đến những tố chất cần phải có khi học luật thì không thể không nói đến yếu tố trách nhiệm trong công việc. Sống và làm việc tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, làm việc một cách cẩn thận tỉ mỉ tránh bỏ sót những chi tiết quan trọng để không gây lên những hậu quả nghiêm trọng vì vậy để có thể làm trong ngành này thì bạn cần phải thực sự tập trung và có tinh thần trách nhiệm cao khi làm việc, nhất là làm việc phải hết mình.

Những kỹ năng cần phải có khi học và làm việc trong ngành luật

– Tư duy logic, có khả năng phân tích, lập luận và nhìn nhận vấn đề tốt để có thể liên kết những manh mối, nhận ra những mấu chốt quan trọng trong tình tiết của vụ án hay có thể phát hiện ra được những sơ hở trong vụ án và kết hợp với những điều luật đã được đọc để có thể áp dụng một cách đúng đắn và hợp lý nhất để có thể đưa sự thật ra ngoài ánh sáng, đấy là đối với các vụ án hình sự nghiêm trọng. Còn tùy thuộc và việc bạn là luật sư cho bên nào hoặc bạn là bạn làm tư vấn luật pháp cho doanh nghiệp hay tổ chức nào đó thì cách xử lý vấn đề sẽ khác nhau nhưng chắc chắn bạn phải có kỹ năng này.

– Làm việc nhanh nhẹn là một kỹ năng quan trọng của những người làm trong ngành luật, việc mau chóng tìm kiếm, phân tích và làm rõ vấn đề một cách mau chóng sẽ giúp cho bạn tìm ra lỗ hổng để xử lý vấn đề một cách mau chóng để có thể bảo vệ bị đơn hoặc giúp nguyên đơn của mình có thể thắng kiện trước tòa án hoặc có thể là tư vấn cho các tổ chức tài chính trị, kinh tế xã hội cách giải quyết những vấn đề tồn đọng theo luật pháp một cách hợp lý và nhanh nhất có thể.

– Nói chuyện lưu loát, mạch lạc, rõ ràng, cách lập luận vấn đề cũng phải nhanh và chắc chắn. Kỹ năng này chắc chắn bạn phải có nếu như muốn làm việc trong ngành này. Luật là một trong những nghề cần nói nhiều nhất là đối với nghề luật sư thì việc nói dài nói dai nhưng không được nói dại lại là điều đáng lưu ý. Việc bạn đưa ra một chuỗi lập luận theo logic và khả năng nói chuyện lưu loát sẽ khiến bạn có thể dễ dàng thuyết phục người nghe theo hướng mà mình lập luận đấy! Kỹ năng này có thể rèn luyện được thông qua các buổi trò chuyện hoặc các buổi phiên tòa xét xử mà trường bạn tổ chức, tham gia các cuộc thi về luật để có thể vừa có cái nhìn đúng đắn vừa có khả năng giao tiếp và thuyết phục người nghe một cách chuyên nghiệp, điều này sẽ rất có lợi cho bạn đó!

Những kỹ năng thiết yếu trong ngành luật
Những kỹ năng thiết yếu trong ngành luật

– Giữ vững lập trường của chính mình, Chính bạn cũng không được lung lay trước những lập luận của đối thủ đưa ra, việc bạn lung lay sẽ khiến tinh thần của bạn giảm xuống và khả năng lương theo ý kiến của người khác rất cao. Bạn cần phải nắm chắc lập luận của mình và dùng lập luận của mình để phản bác lại đối luật sư bên kia. Làm luật sư hay ở chỗ bạn giống như đang cãi nhau nhưng không được gọi là cãi cùn mà là lập luận làm sáng tỏ vấn đề, để có được khả năng này thì việc ăn nói và lập luận rõ ràng là chưa đủ bạn còn phải có chính kiến riêng của mình phù hợp với điều kiện khách quan và đừng để bản thân mình bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu, bất lợi từ bên ngoài…

– Kỹ năng học thuộc và ghi nhớ chính xác từng nội dung, đúng vậy việc học và làm việc trong ngành luật quả thực chẳng dễ dàng gì, để có thể có được những khả năng lập luận phân tích vấn đề thì dựa vào quan điểm cá nhân là chưa đủ bạn còn phải phụ thuộc vào luật pháp nữa. Việc cãi trên tòa án bạn không những phải nói năng lưu loát phân tích vấn đề mà còn ngay lập tức có thể biết mình nên lấy luật nào, điều mấy, khoản mấy,… làm căn cứ lý lẽ vững chắc cho mình. Khả năng học thuộc và ghi nhớ được cả một loạt điều khoản dày như cuốn từ điển ấy vậy mà bạn còn phải nhớ kỹ cả vị trí của chúng như điều mấy, khoản mấy đó!

Triển vọng của ngành luật và cơ hội nghề nghiệp của ngành

Từ trước đến nay để có thể duy trì bộ máy nhà nước và đảm bảo trật tự an toàn công bằng trong xã hội thì nhà nước đã và đang xây dựng cũng như ngày càng hoàn thiện luật lệ, luật pháp của quốc gia sao cho phù hợp với đời sống xã hội hiện đại ngày nay theo cách thức nào đó mà phải vừa hợp tình vừa hợp lý.

Hệ thống pháp luật được nhà nước xây dựng áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và tất cả những người đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam đều phải tuân thủ. Để đảm bảo tính thực thi cho bộ luật của mình nhà nước đưa ra những chế tài xử lý, xử phạt những trường hợp tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật mà xử lý từ xử phạt tài chính, xử án treo cho đến chung thân, tử hình..

Cơ hội tìm kiếm việc làm của ngành Luật
Cơ hội tìm kiếm việc làm của ngành Luật

Các cơ quan thực thi pháp lý của nhà nước bao gồm: tòa án nhân dân, viện kiểm sát, cơ quan luật pháp, cơ quan công an, cơ quan thi hành án,… Học luật bạn có thể có cơ hội làm trong những cơ quan trên và làm ở trong các văn phòng luật, cơ quan thuế, cơ quan hành chính của nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước

Học luật không những cần sự chăm chỉ và mọt sách thì bạn cần phải hiểu và có những kỹ năng riêng. Việc đáp ứng được những phẩm chất của nghề cũng đã khó và rất mơ hồ rồi ấy vậy mà người làm trong ngành luật còn phải đáp ứng được những kỹ năng đặc biệt trên sẽ khiến những người học luật có nhiều khả năng xin được việc và được ưu tiên tuyển dụng hơn nếu như không được làm đúng ngành đúng nghề mà mình đã lựa chọn. Đối với sinh viên học luật thì sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ hội tụ được những kỹ năng đặc biệt từ ăn nói giao tiếp cho đến cách làm việc logic trình bày thuyết phục người nghe, không những phân tích, giải quyết được những vấn đề, tình huống phức tạp mà còn biết cách thuyết phục những người tuyển dụng hoặc biết cách thuyết phục khách hàng do họ biết cách hiểu và chiều theo ý của khách hàng và làm cho khách hàng theo ý kiến của mình. Vì thế ngành này có triển vọng rất lớn.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, ngoài việc lựa chọn làm ở những văn phòng luật, viện kiểm sát, tòa án, bộ tư pháp, … Bạn còn có thể làm chuyên viên tư vấn luật pháp cho các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế khác… Nếu như muốn nâng cao trình độ của bản thân để đáp ứng được yêu cầu làm việc tại những vị trí như thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, chấp hành viên,… thì bạn cần phải trải qua một khoảng thời gian học tại Học viện tư pháp, việc học của bạn sẽ phụ thuộc vào vị trí chức danh khác nhau mà thời gian học vì thế sẽ khác nhau.

Cơ hội việc làm của ngành Luật là gì?
Có nên học và theo đuổi ngành Luật không?

Nếu như bạn có đam mê, có mong muốn được học và làm việc trong môi trường năng động và có tiềm năng như thế này thì bạn cần phải đáp ứng được những phẩm chất, kỹ năng của nghề được đề cập đến ở trên. Bạn hãy cố gắng học tập, đọc và ghi nhớ ví trí của nội dung điều luật để đến khi cần thiết nếu như bạn quên thì ngay lập tức có thể giở lại và xem. Nhưng nếu như ở trên tòa thì bạn vẫn phải đảm bảo tính chính xác của điều khoản bạn đọc ra mà bạn chẳng có đủ thời gian để giở lại cuốn luật dày cộp mà tìm đâu vì thế nếu như không thể học thuộc quá nhiều như thế thì bạn hãy chuẩn bị thật kỹ càng trước khi bước vào phiên tòa. Đừng có quá lo lắng về những vấn đề này, bạn hãy tự tin vào khả năng của mình, học tập và cố gắng hết sức, xem các chương trình truyền hình liên quan đến luật pháp như tòa xử án chẳng hạn, chắc chắn sẽ cho bạn được những cái nhìn đa chiều và học hỏi được nhiều điều thông qua cách bào chữa của các luật sư đó. Nếu như không may mắn ra trường không xin được việc như mình mong muốn thì đừng có quá buồn mà hãy áp dụng tất cả những kỹ năng mà bạn có, chắc chắn rằng bạn tuy không thành công trong ngành luật nhưng chắc chắn sẽ thành công trong những ngành khác. Thí dụ như nghề sale marketing chẳng hạn.

Cuối cùng, hãy sống và làm việc theo chính đam mê và nguyện vọng của bạn, đừng phụ thuộc quá nhiều vào xu hướng của xã hội vì nếu như bạn không có chính kiến riêng của mình thì bạn có thể dẫn đến chán nản và mất đi hứng thú học tập và làm việc đấy. Chúc bạn thành công trên con đường mà bạn đã chọn lựa.

Biên tập viên: Thanh Phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image, audio, video, document, spreadsheet, interactive, text, archive, code, other. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded.